Bà Phương Hằng tiếp tục réo tên sư Minh Tuệ, chử;;i thẳng mặt là “thằn;g giả tu” cầm nồi cơm điện ăn xin chỉ để tạo nghiệ;;p “mượn hoa cúng Phật” chứ tốt đẹp gì, đồng thời tuyên bố “quất” bằng được
Sau thời gian khá im ắng, không còn xuất hiện nhiều, từ khóa “Thích Minh Tuệ” gần đây lại bắt đầu gây sốt. Nguồn cơn đến từ đâu?
Thời gian qua, mạng xã hội bắt đầu lại nhắc đến ông Thích Minh Tuệ. Sau lần CEO Nguyễn Phương Hằng gọi tên vị cư sĩ này, từ khóa về ông lại bắt đầu gây sốt trở lại. Dù hiện tại ông Thích Minh Tuệ đang ẩn tu, nhiều YouTuber, TikToker vẫn truy tìm bằng được để gặp gỡ. Họ còn tò mò phản ứng, thái độ của cư sĩ này khi bị bà Hằng réo tên nhiều hơn.
Điều gây chú ý không kém, nhiều nền tảng nghe nhạc trực tuyến còn xuất hiện nhạc chế về ông Thích Minh Tuệ. Nếu vào YouTube, gõ thử vào thanh tìm kiếm, không khó để bạn bắt gặp những ca khúc viết cho ông Thích Minh Tuệ như: “Thương lắm thầy tôi” (chế lại bài Người đến từ Triều Châu), “Hát về sư Minh Tuệ” (chế bài “Đức con tội lỗi”), “Thầy bây giờ” (chế bài “Mùa xuân này anh sẽ cưới em”), “Hát về sư Minh Tuệ” (chế bài “Giọng ca dĩ vãng”), “Đừng ghét thầy tôi” (chế bài “Con út”), “Sư Minh Tuệ là Phật sống của đời con” (chế bài “Đứa con tội lỗi”)…
Nhạc chế về cư sĩ Minh Tuệ nhan nhản trên YouTube. Ảnh chụp màn hình
Tất cả các ca khúc này đều được viết lại phần lời, nội dung mang tính tự sự là chính, dành sự ca ngợi, tán thành cho lối tu khổ hạnh của ông Thích Minh Tuệ. Thậm chí, người viết lời còn không ngại tôn cư sĩ này là “Phật sống”, muốn được “nối gót đường tu” của ông. Dĩ nhiên, nó nhanh chóng chạm đến cảm xúc của những người yêu mến ông Thích Minh Tuệ và đạt số view không hề nhỏ. Ngoài các bài nhạc chế, nhiều người còn tự sáng tác về cư sĩ Minh Tuệ.
Trên thực tế, việc chế nhạc không phải quá xa lạ với dân mạng. Nhìn một cách tích cực thì đây là cách giúp bài hát gốc nổi tiếng hơn, cũng là làm mới ca khúc gốc. Nhưng xét theo pháp luật thì chế lời là hành vi vi phạm bản quyền.
Báo Dân Việt đã phỏng vấn nhạc sĩ Giáng Son về vấn đề này. Nữ nhạc sĩ bày tỏ quan điểm: “Nếu thật sự tôn kính cư sĩ Minh Tuệ thì chúng ta nên sáng tác một bài hát riêng để bài hát được tồn tại lâu dài, đúng pháp luật. Khi Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) ngày càng cao, các vi phạm sẽ bị xử lý ngay lập tức và sẽ bị mất hết những bài hát chế như thế này”.
Đồng quan điểm, luật sư Phan Vũ Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TP.HCM, Trưởng Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam cho biết, Luật Sở hữu trí tuệ quy định, hành vi “chế” lời bài hát được xem là xâm phạm quyền tài sản, quyền nhân thân của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định ở Khoản 1, Khoản 2, Điều 28 Luật SHTT.
Người thực hiện hành vi xuyên tạc tác phẩm, sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào, gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được xác định là hành vi xâm phạm quyền nhân thân củ tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, chế lời bài hát cũng có thể xem xét là hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Điều 20 Luật SHTT nếu rõ rằng quyền làm tác phẩm phái sinh do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Việc “chế”/viết lại lời bài hát mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì được xác định là hành vi xâm phạm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Bài hát về cư sĩ Minh Tuệ của nghệ sĩ Châu Thanh và Châu Ngọc Tiên đạt 3,2 triệu lượt nghe trên YouTube. Ảnh chụp màn hình
Trong khi đó, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang chia sẻ với Dân Việt: “Việc chế lời bài hát mà không có sự cho phép của tác giả hoặc người được ủy quyền pháp lý cho tác giả thì được xem là hành vi xâm phạm Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT). Ở góc nhìn dư luận xã hội thì hành vi chế, ghép nhạc về ai đó còn để lại hệ lụy xấu cho xã hội, tạo tiền lệ tiêu cực về sau”.
Cũng theo chuyên gia này, những bài nhạc chế chưa chắc ông Minh Tuệ đã nghe được. Nếu nghe được những lời ca tụng đó, liệu nó có ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình tu tập của ông hay không?
Ông Thích Minh Tuệ (tên thật là Lê Anh Tú) chia sẻ về hành trình đi bộ suốt 6 năm qua. Ảnh: Đức Hùng
“Chúng ta đang sống và làm việc ở Việt Nam – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì thượng tôn pháp luật vẫn là hàng đầu. Việc ngưỡng mộ hay ủng hộ con đường tu tập của cư sĩ Minh Tuệ hãy nên dừng lại ở sự giác ngộ.
Giác ngộ về thái độ tu tập nghiêm cẩn của cư sĩ, giác ngộ về chính thói hư tật xấu trong mình, để tự sửa tự răn bản thân sống tốt đời đẹp đạo. Từ đó góp phần lan tỏa những giá trị nhân văn tích cực cho xã hội. Ý nghĩa cao cả của Phật giáo chính là sự giác ngộ để cho xã hội trở nên đại đồng, người với người yêu thương, tôn kính nhau”, bà Ngô Hương Giang nói.
Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa này, nếu thực sự ngưỡng mộ ông Thích Minh Tuệ, việc nên làm là để ông yên tĩnh, tránh xa ồn ào và xáo trộn đời thường.